Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Họp mặt trao đổi với đại diện Cao Học Thần Học Mục Vụ Giáo Lý



Đây là buổi họp mặt đầu tiên được tổ chức giữa đoàn đại diện ISPC[1], gồm các giáo sư đến từ viện thần học Công Giáo Paris : Pr. François Moog (Khoa trưởng), Dr. Joël Molinario (Phó khoa), du P. et Dr. Joël Morlet (giáo sư ISPC và là tổng đại diện giáo phận Chalons-en-Champagne) và Mme Véronique de Thuy-Croizé (giáo sư ISPC, Trường Phân Tâm Học Thực Hành) và một số Lm, tu sĩ từ nhiều giáo phận Việt Nam, đa số là cựu sinh viên ISPC. Ngoài ra còn có sự hiện diện của đức TGM phó Bùi Văn Đọc
, đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, đức cha Giuse Châu Ngọc Tri.
Buổi họp mặt từ ngày 28 đến 30/10/2013 tại trung tâm mục vụ Tp HCM. 
Họp mặt và trình tự trao đổi:
Hội nghị làm việc hai ngày theo trình tự :
-          một bài trình bày suy tư của một cựu sinh viên
-          thảo luận trao đổi theo nhóm về tiện ích cùng giới hạn của những kiến thức đã học từ ISPC và nêu lên các vướng mắc, thách đố cho công tác của mỗi người trong bối cảnh Việt Nam hiện nay.
-          Cuối cùng là nhận xét ngày làm việc của từng thành viên và
-          đúc kết của chủ tọa đoàn.
Qua các buổi trình bày và trao đổi, mọi người cùng nhận thấy tình hình tôn giáo văn hóa kinh tế chính trị từ thành thị đến nông thôn, đang thay đổi theo chiều hướng ngày càng phức tạp, đa chiều hơn trong xã hội Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh đó, mọi người cùng chung nhận định là Giáo Hội Việt Nam đang đối diện với những thách đố về nhiều mặt trong việc sống đạo và công cuộc « Tân Loan Báo Tin Mừng » hôm nay. Cần nhiều khởi tạo[2] (initiation) để đức Kitô gắn bó thiết thực và là trung tâm cuộc sống của tín hữu trong xã hội Việt Nam hôm nay.
Đối với công tác giáo lý, cần phải đối diện với thực tế đang tách rời việc học giáo lý và hiện thực cuộc sống của kito hữa trong xã hội. Suy tư và tìm cách đưa lý luận giáo lý Giáo Hội Công Giáo vào tiến trình khởi tạo.
Đúc kết
Sáng thứ tư, cả nhóm đã thảo luận và đúc kết một số vấn đề, thách đố trước mắt :
·         Cần làm gì để công tác giáo lý không chỉ đơn thuần truyền đạt kiến thức, nhưng là để Lời Chúa biến đổi cuộc sống ?
·         Gia đình truyền thống đang rạn nứt, làm sao để mục vụ giáo lý có hướng đồng hành với các gia đình, nhất là các gia đình trẻ ?
·         Làm sao đào tạo những giáo lý viên thích ứng với nền kinh tế-chính trị xã hội hiện nay ?
·         Với phong trào thế tục hóa, công tác giáo lý cần làm gì để liên kết với phụng vụ, củng cố niềm tin, không để những trung tâm hành hương, nơi thờ phượng thành nơi xin-cho ?
·         Trình bày giáo lý thế nào để hội nhập vào văn hóa Việt, sống loan báo Tin Mừng mà không chạy theo ý tưởng phương Tây ?
Định hướng thực hiện:
Để tiếp nối những suy tư và hỗ trợ nhau trong công việc, hai bên đã đưa ra những cam kết sau :
Về phía ISPC :
-  Hiện ISPC chưa có phần đào tạo các giáo sư chủng viện, đào tạo các giáo lý viên. Năm học 2004 này, ISPC sẽ mở thêm nhóm thực hành : “dạy giáo lý và đào tạo giáo lý viên
-  Thêm môn “truyền giáo học” vào chương trình ISPC.
-  sẽ gởi tài liệu, tạp chí và các sách mới của mình tới ban đại diện ở Việt Nam.
-  thành lập quỹ tài trợ cho một đại diện ở Việt Nam đến tham dự các buổi tọa đàm quốc tế được tổ chức 2 năm một lần. Kỳ họp lần thứ 7 tới, tháng 2/2015, bàn về công tác giáo lý viên : một đại diện Việt Nam sẽ được mời đến trình bày về  Việc đào tạo giáo lý viên ở Việt Nam.
-  Năm 2016, ISPC sẽ cử đại diện qua Việt Nam họp để cùng nhau đánh giá và có thể cùng thảo luận một đề tài.

Về phía Việt Nam,
với sự khuyến khích và nâng đỡ của ĐC Nguyễn Văn Đọc, chủ tịch HĐGMVN, 
-  Sẽ thành lập nhóm Mục Vụ Giáo Lý Việt Nam ( hoặc là : « Thần học thực hành » theo tên gọi chung ở nước ngoài ) gồm các cựu sinh viên ISPC và các thành viên quan tâm.
-  Sẽ nhóm họp và thảo luận định kỳ. Thời gian và chủ đề sẽ thông báo sau.
-  Lm Phêrô Nguyễn Văn Hiền, giám đốc trung tâm mục vụ Sài Gòn, đảm nhiệm việc tổ chức tại đây.
-  Lm Fr.X. Nguyễn Văn Việt đại diện giữ liên lạc các thành viên trong nhóm.
-  Cùng nhau thực hiện trang Web để liên lạc và trao đổi thông tin, tài liệu với các Ban Mục Vụ Giáo Lý trong nước và những thành viên mở rộng.

Hiện nay đã có nhiều websites  với tên là thần học mục vụ (Pastoral Theology) hoặc thần học thực hành (théologie pratique) có thể tham khảo như :
Ø  Thần Học Mục Vụ
Ø  S.I.T.P. – Société Internationale de Théologie Pratique  (http://www.sitp.org/)
Ø  Cahiers internationaux de théologie pratique - paris, laval, louvain.edu  (www. pastoralis.org)
Ø  Society for Pastoral Theology - Publications (www.societyforpastoraltheology.com)
Ø  Archives | Association of Practical TheologyAssociation of Practical Theology (http://practicaltheology.org) …



[1] ISPC = Institut Supérieur de la Pastorale Catachétique, Cao học Mục Vụ Giáo Lý thuộc viện thần học Công Giáo Paris, Pháp.
[2] khởi tạo : tạm dịch từ “initiation”, là suy nghĩ sáng tạo những phương cách mới để thực hiện, truyền đạt niềm tin, giáo lý cho phù hợp với bối cảnh đang thay đổi.

Không có nhận xét nào: